Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson (Polygoum multiflorum
Thumb.) Họ Rau răm: Polygonaceae
Tên vị thuốc: Hà thủ ô đỏ
Tên khác: Dạ giao đằng (Tày), Địa khu lình (Thái)
Thumb.) Họ Rau răm: Polygonaceae
Tên vị thuốc: Hà thủ ô đỏ
Tên khác: Dạ giao đằng (Tày), Địa khu lình (Thái)
+ Kỹ thuật trồng
Chọn vùng trồng: Cây Hà thủ ô có thể trồng ở những vùng núi cao, trung du và
những vùng đất cao không ngập nước của đồng bằng Bắc Bộ
Giống và kỹ thuật nhân giống
Giống: Giống Hà thủ ô đỏ đang được sử dụng trong trồng trọt là giống được
miêu tả ở trên, có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thumb.
Kỹ thuật nhân giống: Chọn các dây bánh tẻ có 2 -3 mắt, giâm trong cát, tưới ẩm
thường xuyên đảm bảo độ ẩm 90%. Sau 1 tháng, hom giâm ra rễ.
Thời vụ trồng: Ở vùng núi, Hà thủ ô đỏ có thể trồng vào vụ xuân (tháng 2, 3) và
vụ thu (tháng 9, 10). Ở vùng đồng bằng, Hà thủ ô có thể trồng vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Nếu thâm canh cao thì sau 1 năm có thể thu hoạch được dược liệu.
Đất trồng và kỹ thuật làm đất, lên luống
Chọn đất tơi xốp, đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tầng canh tác dầy, ít sỏi đá, không
ngập úng, tưới tiêu nước thuận tiện.
Đất cần được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 30 – 35 cm, mặt luống
rộng 75 – 80 cm để trồng được hai hang, rãnh luống rộng khoảng 30 cm để tiện chăm sóc.
Phân bón và kỹ thuật bón phân
Hà thủ ô đỏ là cây dài ngày, phàm ăn vì vậy cần phải bón phân lót đầy đủ, một
hecta trồng cần khoảng 30 tấn phân truồng hoại mục, 200kg ure, 400 kg lân và 200 kg kali phân truồng và phân lân trộn đều bón lót theo hốc, phân đạm và phân kali bón thúc làm ba thời kỳ. Thời kỳ đầu khi cây cao 40 – 45 cm bón 1/5 tổng lượng phân, thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (tháng 3) bón 2/3 lượng phân còn lại và bổ sung thời kỳ cuối (tháng 5) 1/3 tổng lượng phân còn lại
Mật độ, khoảng cách trồng
Đất xấu: 30 x 30 cm (5 cây/m2)
Đất tốt: 30 x 40 cm (3,5 cây/m2) kể cả rãnh (hoặc 6,6 cây trên một mét luống)
Kỹ thuật trồng
Đảo đều phân trong hốc, đặt dây chếch 4 – 5, mắt mầm hướng lên trên, lấp đất
chặt chỉ để hở một mắt mầm phía trên, mỗi hốc đặt hai dây. Trồng xong phải tưới nước đủ ẩm ngay cho tới khi cây mọc mầm đều.
Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Sau khi cây mọc mầm và tưới nước đầy đủ (một đến hai lần/ tuần) để cây sinh
trưởng tốt, yêu cầu đồng ruộng luôn sạch cỏ dại. Khi cây mọc cao 15 cm cần cắm dàn bằng những cành nhỏ có nhiều nhánh để cho dây leo. Sau đó cắm cọc cao 1,5 – 1,7 m.
Nếu cây không leo được, cây sẽ bị chậm sinh trưởng ảnh hưởng đến năng suất củ sau này, giàn leo là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.
Phòng trừ sâu bệnh
Hà thủ ô ít bị sâu bệnh phá hoại. Ở miền đồi núi, Hà thủ ô thường hay bị dế cắn
gốc, có thể bắt bằng cách đổ nước vào hay làm bả bằng cỏ non trộn với thuốc diệt côn trùng đặt trước cửa hang. Ngoài ra cũng có thể bị dệp hại ngọn cây non hoặc bọ cánh cứng hại lá, có thể dùng thuốc trừ mornitor, ofatox phun nồng độ 0,2% hoặc thuốc trừ sâu sinh học… Chế độ luân canh hoặc xen canh
Cây Hà thủ ô có thể luân canh với các cây ngũ cốc hoặc các cây họ đậu, cũng có
thể trồng xen ở các mép luống các cây đậu xanh hoặc đậu tương
thể trồng xen ở các mép luống các cây đậu xanh hoặc đậu tương
+ Thu hoạch, chế biến và bảo quản
Trong điều kiện trồng trọt, chăm bón tốt chỉ sau hai năm trồng Hà thủ ô đã cho
thu hoạch dược liệu, năng suất có thể đạt trên 20 tấn củ tươi/ha. Thường thu hoạch vào cuối mùa thu, đầu mùa đông khi cây đã tàn lụi, đào lấy củ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi đem phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản: Bảo quản dược liệu kín trong bao tải và bao nilon để tránh hút ẩm.
Nguồn : internet
Cách trồng hà thủ ô
Cách trồng hà thủ ô
Thời vụ trồng
- Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
* Phương thức và mật độ trồng
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
+ Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5-2,5 m, còn băng chặt rộng 1-1,5 m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng Hà Thủ Ô trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 60 – 80 Cm.
+ Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây Hà Thủ Ô vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán Keo, tán Quế, Sưa, Sấu, Hòe,... Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng Hà Thủ Ô xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn quả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây Hà Thủ Ô tối thiểu là 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, Bưởi, na…Đảm bảo khoảng cách giữa các cây tối thiểu là 60 đến 80 Cm
- Trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống: Có thể trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trồng Hà Thủ Ô với khoảng cách mật độ là: 50 đến 80 Cm Và Có giàn,rèo cho dây leo. Trường hợp này ta có thể xen canh với những cây công trình làm cây bóng mát mau lớn như : Bàng Đài Loan, Chiêu Liêu, Sấu , Ban tím, Muồng Hoàng Yến, Gáo Vàng.
- Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
* Phương thức và mật độ trồng
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
+ Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5-2,5 m, còn băng chặt rộng 1-1,5 m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng Hà Thủ Ô trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 60 – 80 Cm.
+ Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây Hà Thủ Ô vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán Keo, tán Quế, Sưa, Sấu, Hòe,... Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng Hà Thủ Ô xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn quả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây Hà Thủ Ô tối thiểu là 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, Bưởi, na…Đảm bảo khoảng cách giữa các cây tối thiểu là 60 đến 80 Cm
- Trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống: Có thể trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trồng Hà Thủ Ô với khoảng cách mật độ là: 50 đến 80 Cm Và Có giàn,rèo cho dây leo. Trường hợp này ta có thể xen canh với những cây công trình làm cây bóng mát mau lớn như : Bàng Đài Loan, Chiêu Liêu, Sấu , Ban tím, Muồng Hoàng Yến, Gáo Vàng.
Làm đất, bón lót và trồng cây
- Làm đất: Đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 30 xrộng 30 cm.
- Bón lót: Bón lót 2 đến 3kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
- Trồng cây:
Dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ.
Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
Sau trồng khoảng 15 đến 20 ngày cần phải cắm cọc cho Hà Thủ Ô leo lên vì Hà Thủ Ô vươn ngọn rất nhanh.
* Chăm sóc sau trồng
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên.
Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần.
Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.
Chú ý : Không xới cỏ quá sâu, điều chỉnh độ che tán 30-40%
Nguồn : internet
- Làm đất: Đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 30 xrộng 30 cm.
- Bón lót: Bón lót 2 đến 3kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
- Trồng cây:
Dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ.
Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
Sau trồng khoảng 15 đến 20 ngày cần phải cắm cọc cho Hà Thủ Ô leo lên vì Hà Thủ Ô vươn ngọn rất nhanh.
* Chăm sóc sau trồng
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên.
Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần.
Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.
Chú ý : Không xới cỏ quá sâu, điều chỉnh độ che tán 30-40%
Nguồn : internet
Trên thị trường có 3 loại là : hà thủ ô trắng, hà thủ ô đỏ và củ nâu.
Tác dụng tốt nhất là hà thủ ô đỏ. Nhưng trên thị trường có thể người bán hàng làm giả hà thủ ô đỏ bằng củ nâu
Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư của huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, cho nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra bên ngoài của thận. Khi thận hư, huyết thiếu thì tóc sớm bạc, khô gãy và dễ rụng.
Tồn tại nhiều phương pháp khác nhau chế biến hà thủ ô, nói chung là khá công phu. Hà thủ ô là loại thảo dược mang tính độc, nếu không chế biến đúng cách thì không có lợi mà chỉ mang hại vào thân.
Cách 1: ngâm nước vo gạo (2-3 ngày), chưng cất, phơi khô
+ Ngâm nước vo gạo : khoảng 1 ngày để hà thủ ô mềm ra - đối với củ khô (hoặc rửa nước sạch rồi cạo vỏ- với củ tươi ), bỏ lõi gỗ - nếu có lõi , rồi cắt hà thủ ô ra thành nhiều miếng nhỏ, sau đó rồi ngâm vào nước vo gạo 2 đến 3 ngày (chú ý thay nước vo gạo sau 1 ngày).
Sau đó thì có một số lựa chọn khác nhau để chưng cất, phơi :
+ Lựa chọn 1: dùng nồi đất, cửu chưng cửu sái – 9 lần chưng, 9 lần phơi :
Chế cùng đậu đen: Sử dụng hà thủ ô và đậu đen tỷ lệ 1kg hà thủ ô, 100g đậu đen xanh lòng trộn đều cho vào lồng hấp. Mức nước khoảng 3-5 cm. Đun sôi, nhỏ lửa đến khi đậu đen nhừ, chú ý trong quá trình đun nên đảo đều để đậu đen ngấm đều vào hà thủ ô (Nếu nấu trực tiếp nên đặt một cái vỉ ở đáy nồi để tránh cháy khét). Đậu đen sau khi chín nhừ, vớt hà thủ ô ra phơi, nếu còn nước đậu đen tẩm vào miếng hà thủ ô rồi phơi. Như vậy là được một lần. Lần tiếp theo lại chưng cách thủy cùng với đậu đen (100g đậu đen mới)
+ Lựa chọn 2: kết hợp với đỗ đen, tỉ lệ như lựa chọn 1, đun với nồi bình thường, ninh nhừ trong vài tiếng (khoảng 8-10 tiếng - hay nhiều hơn ?)
+ Lựa chọn 3: dùng nồi áp suất : kết hợp với đỗ đen, tỉ lệ như lựa chọn 1, Kết quả thực nghiệm cho thấy, để khử hết độc tính của hà thủ ô sống ta chỉ cần đun hà thủ ô với đậu đen trong nồi áp suất ở 120 độ C trong 6 giờ là được. Vì vậy ta chỉ cần bào chế hà thủ ô theo cách trên 3 lần là ta có được hà thủ ô đảm bảo chất lượng có thể dùng làm thuốc và bồi bổ cơ thể.
+ Lựa chọn 4: hà thủ ô: 1kg, đậu đen: 2kg. Đậu đen ninh lấy khoảng 1,5 lít nước Củ hà thủ ô đỏ rửa sạch, cho vào ninh với nước đậu đen, cứ cạn nước lại chế thêm nước đậu đen vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1 ngày thì bỏ hà thủ ô ra phơi khô rồi nghiền nhỏ cất hộp đậy kín để dùng dần.
+ Lựa chọn 4: hà thủ ô: 1kg, đậu đen: 2kg. Đậu đen ninh lấy khoảng 1,5 lít nước Củ hà thủ ô đỏ rửa sạch, cho vào ninh với nước đậu đen, cứ cạn nước lại chế thêm nước đậu đen vào. Ninh nhỏ lửa khoảng 1 ngày thì bỏ hà thủ ô ra phơi khô rồi nghiền nhỏ cất hộp đậy kín để dùng dần.
Nước đậu đen giúp hà thủ ô thơm hơn và màu sắc cũng sậm hơn, hoạt chất antocyanidin có trong đậu đen làm giảm tính chát của hà thủ ô, hạn chế tác nhân gây táo bón và kích ứng ruột. Sau khi chế hà thủ ô có tác dụng chữa cơ thể suy nhược, lưng gối mỏi đau, váng đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, thần kinh suy nhược.
Cách 2: ngâm nước vo gạo (2-3 ngày), sao vàng, hạ thổ, tán nhỏ
(Cách này lấy từ trang hathuo.net)
Giới thiệu các bước chế biến Hà thủ ô cổ truyền của gia đình tôi. Phân tích các cách làm đúng và không đúng trên mạng Internet hiện nay.
Giới thiệu các bước chế biến Hà thủ ô cổ truyền của gia đình tôi. Phân tích các cách làm đúng và không đúng trên mạng Internet hiện nay.
Và cũng thể hiện rằng không nên thần thánh hóa về cách chế biến Hà thủ ô
Nhắc đến Hà thủ ô, ai cũng nghĩ đến ngay là tác dụng xanh tóc đỏ da, chữa bệnh tóc bạc sớm.
Đúng nhưng chưa đủ bạn ơi. Hà thủ ô được biết đến và sử dụng mục đích chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe từ đời xưa. Nó còn có tác dụng ăn ngon, ngủ ngon, bổ máu, tiêu độc, nhuận tràng và ích thận mát gan.
Gần đây trên mạng internet nói chung, các trang mạng xã hội các website cũng có rất nhiều bài viết về Hà thủ ô và cách chế biến, cách sử dụng.
Bạn có thể đọc vì sao tôi biết đến hà thủ ô tại mục kỷ niệm với cây, củ Hà thủ ô tại website hathuo.net. Gia đình tôi từ thời cụ nội tôi còn sống đã dùng. Cách chế biến cũng khá đơn giản, không như người ta viết để thần thánh hóa tác dụng của nó.
Bước 1: Rửa thật sạch
Bước 2: Khoét sạch những chố eo gập
Bước 3: Bổ ra bỏ lõi
Bước 4: Cắt thành lát mỏng: 3-6mm
Bước 5: Ngâm nước vo gạo, hoặc nước cám 1-2 ngày đêm
Bước 6: Phơi gần khô
Bước 7: Sao vàng hạ thổ, nếu ngâm rượu thì ngâm 1kg/10 lít rượu. Mang ngâm luôn, 3 tháng uống được. Mỗi bữa cơm uống 1-2 chén hoa hồng
Bước 8: Nghiền bột
Bước 9: Ăn
Ăn có nhiều cách:
- Trộn mật ong để ăn
- Hầm cháo gà ăn cùng
- Nấu chè đỗ (các loại đỗ) để ăn cùng
...
Trên mạng người ta cứ thần thánh hóa và viết nào là cửu chung cửu sái. Tôi phản đối và tôi chỉ nói thế này.
- Thứ nhất: hà thủ ô là một loại củ làm thuốc, dùng dao cắt thì dùng dao gì chẳng được. Trên mạng yêu cầu nào là dao đồng, nào là dao gỗ. Tôi hỏi dao của thầy lang bằng gì???
- Thứ hai: Cửu chung cửu sái. Bạn đem miếng thịt đi mà luộc lấy 9 lần, hấp lấy 9 lần. Có thịt lợn rừng cũng thành bã. Còn gì là chất của thuốc
Cách 3 : ngâm rượu:(Theo kinh nghiệm Trung Y)
Hà Thủ Ô cạo vỏ cắt miếng cho vào chậu sành đổ Rượu ngon vào ngâm qua đêm (10kg Hà Thủ Ô tương đương với 3 lít Rượu). Sau đó đem đồ từ 4 – 6 giờ rồi đem phơi khô cất dùng.
=> dùng Rượu làm dung môi hòa tan các chất hữu cơ có trong thuốc vị thuốc đặc biệt là tanin (chất Chát gây tác dụng phụ), chất tanin được thủy phân và loại bỏ nhanh hơn đạt được mục đích bào chế.
=> cách này dùng cho những ai uống được rượu
Nguồn: tổng hợp từ internet
Nguồn: tổng hợp từ internet
Hiện nay trên thị trường có ít nhất ba loại cùng tên hà thủ ô.
Phân biệt hai loài hà thủ ô
Trước giờ bà con ta cứ muốn đen tóc nhân tạo thì ra tiệm nhuộm, còn muốn đen tóc tự nhiên thì cứ ra chợ mua hà thủ ô về uống. Tuy nhiên, cần phải biết phân biệt hà thủ ô thật ra sao, giả ra sao để mua cho đúng loại nữa.
1. Hà thủ ô đỏ (thật):
Có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
Chế biến hà thủ ô như sau: ngâm nước vo gạo đặc một ngày đêm, vớt ra rửa sạch, để ráo. Nấu nhừ đậu đen (cứ 300 gam đậu đen để chế 1kg hà thủ ô đỏ), lấy nước đậu đen cho vào nồi chứa sẵn hà thủ ô rồi đem chưng cách thủy. Chưng 1-2 giờ vớt hà thủ ô ra đem phơi, rồi tiếp tục cho hà thủ ô với nước đậu đen vào nồi chưng tiếp lần 2, rồi lại đem phơi, làm nhiều lần cho đến khi nước đậu ngấm hết vào hà thủ ô. Cuối cùng sấy ở 60OC hoặc phơi khô. Đóng gói kỹ để dành dùng lâu ngày.
Nước đậu đen giúp hà thủ ô thơm hơn và màu sắc cũng sậm hơn, hoạt chất antocyanidin có trong đậu đen làm giảm tính chát của hà thủ ô, hạn chế tác nhân gây táo bón và kích ứng ruột. Sau khi chế hà thủ ô có tác dụng chữa cơ thể suy nhược, lưng gối mỏi đau, váng đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, thần kinh suy nhược....
2. Hai loại còn lại là hà thủ ô giả có thể là:
- Củ nâu: phiến hà thủ ô giả thường dày khoảng 1-3mm, màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hay bầu dục, thường cong queo, lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Dùng lâu ngày sẽ tích tụ chất độc trong cơ thể và hại gan, thận.
- Hà thủ ô trắng là loại dây mọc bò hoặc leo, người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, nhiều nhựa trắng trên thân lá, không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.
Mọi người phải phân biệt cẩn thận để tránh bị "tiền mất tật mang" !!!
Theo Đông y, sự phát triển của tóc có liên quan mật thiết với trạng thái của Huyết và hai tạng Tâm, Thận. Huyết đầy đủ, Tâm và Thận hoạt động tốt, thì tóc ắt đen mượt.
Tóc bạc sớm tất nhiên có liên quan tới "stress". Vì "stress" có thể làm rối loạn một số chức năng sinh lý trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe toàn thân. Do đó để ngăn ngừa tóc bạc sớm, chống "stress" cũng là một biện pháp không thể coi nhẹ.
Bạn có đề cập đang uống thân và lá cây Hà thủ ô. "Thân" ở đây có phải là "thân leo" hay không? Vì Hà thủ ô là loài dây leo.
Ngoài ra, Hà thủ ô lại có 2 loại: Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng. Cả hai loại đều có thể sử dụng làm thuốc bổ, nhưng thứ đỏ được coi là "chính vị" - tốt hơn.
Trường hợp có điều kiện tự thu hái, phân biệt giữa hai loài Hà thủ ô không khó khăn lắm:
- Cả hai đều là dây leo thân tròn, nhưng thân Hà thủ ô đỏ không có lông, còn Hà thủ ô trắng thì có nhiều lông, nhất là ở những đoạn thân non.
- Lá Hà thủ ô đỏ mọc so le, hai mặt đều nhẵn và không có lông; còn lá Hà thủ ô trắng mọc đối, có lông mịn ở cả hai mặt.
- Hoa Hà thủ ô đỏ màu trắng, mọc thành chùy, nhiều nhánh dài; còn hoa Hà thủ ô trắng màu nâu nhạt hoặc vàng tía, mọc thành xim, rất nhiều lông.
- Quả Hà thủ ô đỏ có 3 cạnh, trơn bóng; còn quả Hà thủ ô trắng tẽ đôi ra như cặp sừng bò.
Đặc biệt cần chú ý là, một số cây khác thường hay bị nhầm lẫn với Hà thủ ô, như "cây vú bò", "cây sữa", "cây sừng trâu" (còn gọi là "cây sừng dê") và "cây càng cua".
Cây càng cua giống Hà thủ ô trắng ở nhiều điểm: Cùng thuộc họ Thiên lý, lá cũng mọc đối, thân cũng có chất nhựa trắng, quả cũng tẽ làm đôi, ... nhưng lại là loài cây có độc; phải là người có kinh nghiệm mới phân biệt chính xác được.
Cây Hà thủ ô đỏ cho ta 2 vị thuốc:
(1) "Hà thủ ô" là củ đã phơi hoặc sấy khô.
(2) "Dạ giao đằng" là dây (thân, có thể kèm theo lá).
Như vậy bạn đang sử dụng vị thuốc "Dạ giao đằng". "Hà thủ ô" và "Dạ giao đằng" có tác dụng không hoàn toàn giống nhau:
- Hà thủ ô có vị đắng ngọt chát, tính hơi ấm. Có tác dụng bổ Can, ích Thận, dưỡng Huyết, trừ phong. Dùng chữa Can Thận âm hư, tóc bạc sớm, đau đầu do huyết hư (thiếu máu), lưng gối yếu mỏi, gân cốt tê đau, di tinh, băng lậu, sốt rét lâu ngày, viêm gan mạn tính, ung nhọt, ...
- Dạ giao đằng có vị hơi đắng, tính bình. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, thông kinh lạc, trừ phong. Dùng chữa mất ngủ, mệt mỏi, nhiều mô hôi, người đau do huyết hư (thiếu máu), tràng nhạc, ung thũng, mụn nhọt lở ngứa, ...
Hà thủ ô có tác dụng bổ huyết mạnh hơn, nhưng về mặt an thần thì Dạ giao đằng có tác dụng mạnh hơn. Do đó để bồi bổ cơ thể và chữa tóc bạc sớm, nên dùng Hà thủ ô. Còn để an thần, chữa mất ngủ, chữa các bệnh lở loét ngoài da, thì nên sử dụng Dạ giao đằng.
Trong dân gian, để chữa tóc bạc sớm nhiều người hay dùng Dạ giao đằng thay thế Hà thủ ô, nhưng cách làm như vậy không hoàn toàn đúng.
Ngoài ra, còn cần lưu ý, Hà thủ ô chia ra 2 loại: Củ Hà thủ ô khô chưa chế biến gọi là "Hà thủ ô sống" (sinh Hà thủ ô), củ đã qua chế biến gọi là "Hà thủ ô chế". Hà thủ ô sống thường được dùng chữa chứng táo bón ở người già và sản phụ. Còn để bồi bổ và chữa tóc bạc sớm thì cần sử dụng Hà thủ ô chế.
Trước giờ bà con ta cứ muốn đen tóc nhân tạo thì ra tiệm nhuộm, còn muốn đen tóc tự nhiên thì cứ ra chợ mua hà thủ ô về uống. Tuy nhiên, cần phải biết phân biệt hà thủ ô thật ra sao, giả ra sao để mua cho đúng loại nữa.
1. Hà thủ ô đỏ (thật):
Có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.
Chế biến hà thủ ô như sau: ngâm nước vo gạo đặc một ngày đêm, vớt ra rửa sạch, để ráo. Nấu nhừ đậu đen (cứ 300 gam đậu đen để chế 1kg hà thủ ô đỏ), lấy nước đậu đen cho vào nồi chứa sẵn hà thủ ô rồi đem chưng cách thủy. Chưng 1-2 giờ vớt hà thủ ô ra đem phơi, rồi tiếp tục cho hà thủ ô với nước đậu đen vào nồi chưng tiếp lần 2, rồi lại đem phơi, làm nhiều lần cho đến khi nước đậu ngấm hết vào hà thủ ô. Cuối cùng sấy ở 60OC hoặc phơi khô. Đóng gói kỹ để dành dùng lâu ngày.
Nước đậu đen giúp hà thủ ô thơm hơn và màu sắc cũng sậm hơn, hoạt chất antocyanidin có trong đậu đen làm giảm tính chát của hà thủ ô, hạn chế tác nhân gây táo bón và kích ứng ruột. Sau khi chế hà thủ ô có tác dụng chữa cơ thể suy nhược, lưng gối mỏi đau, váng đầu, hoa mắt, tóc bạc sớm, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, thần kinh suy nhược....
2. Hai loại còn lại là hà thủ ô giả có thể là:
- Củ nâu: phiến hà thủ ô giả thường dày khoảng 1-3mm, màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hay bầu dục, thường cong queo, lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Dùng lâu ngày sẽ tích tụ chất độc trong cơ thể và hại gan, thận.
- Hà thủ ô trắng là loại dây mọc bò hoặc leo, người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, nhiều nhựa trắng trên thân lá, không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.
Mọi người phải phân biệt cẩn thận để tránh bị "tiền mất tật mang" !!!
Theo Đông y, sự phát triển của tóc có liên quan mật thiết với trạng thái của Huyết và hai tạng Tâm, Thận. Huyết đầy đủ, Tâm và Thận hoạt động tốt, thì tóc ắt đen mượt.
Tóc bạc sớm tất nhiên có liên quan tới "stress". Vì "stress" có thể làm rối loạn một số chức năng sinh lý trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe toàn thân. Do đó để ngăn ngừa tóc bạc sớm, chống "stress" cũng là một biện pháp không thể coi nhẹ.
Bạn có đề cập đang uống thân và lá cây Hà thủ ô. "Thân" ở đây có phải là "thân leo" hay không? Vì Hà thủ ô là loài dây leo.
Ngoài ra, Hà thủ ô lại có 2 loại: Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng. Cả hai loại đều có thể sử dụng làm thuốc bổ, nhưng thứ đỏ được coi là "chính vị" - tốt hơn.
Trường hợp có điều kiện tự thu hái, phân biệt giữa hai loài Hà thủ ô không khó khăn lắm:
- Cả hai đều là dây leo thân tròn, nhưng thân Hà thủ ô đỏ không có lông, còn Hà thủ ô trắng thì có nhiều lông, nhất là ở những đoạn thân non.
- Lá Hà thủ ô đỏ mọc so le, hai mặt đều nhẵn và không có lông; còn lá Hà thủ ô trắng mọc đối, có lông mịn ở cả hai mặt.
- Hoa Hà thủ ô đỏ màu trắng, mọc thành chùy, nhiều nhánh dài; còn hoa Hà thủ ô trắng màu nâu nhạt hoặc vàng tía, mọc thành xim, rất nhiều lông.
- Quả Hà thủ ô đỏ có 3 cạnh, trơn bóng; còn quả Hà thủ ô trắng tẽ đôi ra như cặp sừng bò.
Đặc biệt cần chú ý là, một số cây khác thường hay bị nhầm lẫn với Hà thủ ô, như "cây vú bò", "cây sữa", "cây sừng trâu" (còn gọi là "cây sừng dê") và "cây càng cua".
Cây càng cua giống Hà thủ ô trắng ở nhiều điểm: Cùng thuộc họ Thiên lý, lá cũng mọc đối, thân cũng có chất nhựa trắng, quả cũng tẽ làm đôi, ... nhưng lại là loài cây có độc; phải là người có kinh nghiệm mới phân biệt chính xác được.
Cây Hà thủ ô đỏ cho ta 2 vị thuốc:
(1) "Hà thủ ô" là củ đã phơi hoặc sấy khô.
(2) "Dạ giao đằng" là dây (thân, có thể kèm theo lá).
Như vậy bạn đang sử dụng vị thuốc "Dạ giao đằng". "Hà thủ ô" và "Dạ giao đằng" có tác dụng không hoàn toàn giống nhau:
- Hà thủ ô có vị đắng ngọt chát, tính hơi ấm. Có tác dụng bổ Can, ích Thận, dưỡng Huyết, trừ phong. Dùng chữa Can Thận âm hư, tóc bạc sớm, đau đầu do huyết hư (thiếu máu), lưng gối yếu mỏi, gân cốt tê đau, di tinh, băng lậu, sốt rét lâu ngày, viêm gan mạn tính, ung nhọt, ...
- Dạ giao đằng có vị hơi đắng, tính bình. Có tác dụng dưỡng tâm, an thần, thông kinh lạc, trừ phong. Dùng chữa mất ngủ, mệt mỏi, nhiều mô hôi, người đau do huyết hư (thiếu máu), tràng nhạc, ung thũng, mụn nhọt lở ngứa, ...
Hà thủ ô có tác dụng bổ huyết mạnh hơn, nhưng về mặt an thần thì Dạ giao đằng có tác dụng mạnh hơn. Do đó để bồi bổ cơ thể và chữa tóc bạc sớm, nên dùng Hà thủ ô. Còn để an thần, chữa mất ngủ, chữa các bệnh lở loét ngoài da, thì nên sử dụng Dạ giao đằng.
Trong dân gian, để chữa tóc bạc sớm nhiều người hay dùng Dạ giao đằng thay thế Hà thủ ô, nhưng cách làm như vậy không hoàn toàn đúng.
Ngoài ra, còn cần lưu ý, Hà thủ ô chia ra 2 loại: Củ Hà thủ ô khô chưa chế biến gọi là "Hà thủ ô sống" (sinh Hà thủ ô), củ đã qua chế biến gọi là "Hà thủ ô chế". Hà thủ ô sống thường được dùng chữa chứng táo bón ở người già và sản phụ. Còn để bồi bổ và chữa tóc bạc sớm thì cần sử dụng Hà thủ ô chế.