Kỹ thuật trồng hà thủ ô đỏ
Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson (Polygoum multiflorum
Thumb.) Họ Rau răm: Polygonaceae
Tên vị thuốc: Hà thủ ô đỏ
Tên khác: Dạ giao đằng (Tày), Địa khu lình (Thái)
Thumb.) Họ Rau răm: Polygonaceae
Tên vị thuốc: Hà thủ ô đỏ
Tên khác: Dạ giao đằng (Tày), Địa khu lình (Thái)
+ Kỹ thuật trồng
Chọn vùng trồng: Cây Hà thủ ô có thể trồng ở những vùng núi cao, trung du và
những vùng đất cao không ngập nước của đồng bằng Bắc Bộ
Giống và kỹ thuật nhân giống
Giống: Giống Hà thủ ô đỏ đang được sử dụng trong trồng trọt là giống được
miêu tả ở trên, có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thumb.
Kỹ thuật nhân giống: Chọn các dây bánh tẻ có 2 -3 mắt, giâm trong cát, tưới ẩm
thường xuyên đảm bảo độ ẩm 90%. Sau 1 tháng, hom giâm ra rễ.
Thời vụ trồng: Ở vùng núi, Hà thủ ô đỏ có thể trồng vào vụ xuân (tháng 2, 3) và
vụ thu (tháng 9, 10). Ở vùng đồng bằng, Hà thủ ô có thể trồng vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Nếu thâm canh cao thì sau 1 năm có thể thu hoạch được dược liệu.
Đất trồng và kỹ thuật làm đất, lên luống
Chọn đất tơi xốp, đất cát pha hoặc thịt nhẹ, tầng canh tác dầy, ít sỏi đá, không
ngập úng, tưới tiêu nước thuận tiện.
Đất cần được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 30 – 35 cm, mặt luống
rộng 75 – 80 cm để trồng được hai hang, rãnh luống rộng khoảng 30 cm để tiện chăm sóc.
Phân bón và kỹ thuật bón phân
Hà thủ ô đỏ là cây dài ngày, phàm ăn vì vậy cần phải bón phân lót đầy đủ, một
hecta trồng cần khoảng 30 tấn phân truồng hoại mục, 200kg ure, 400 kg lân và 200 kg kali phân truồng và phân lân trộn đều bón lót theo hốc, phân đạm và phân kali bón thúc làm ba thời kỳ. Thời kỳ đầu khi cây cao 40 – 45 cm bón 1/5 tổng lượng phân, thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (tháng 3) bón 2/3 lượng phân còn lại và bổ sung thời kỳ cuối (tháng 5) 1/3 tổng lượng phân còn lại
Mật độ, khoảng cách trồng
Đất xấu: 30 x 30 cm (5 cây/m2)
Đất tốt: 30 x 40 cm (3,5 cây/m2) kể cả rãnh (hoặc 6,6 cây trên một mét luống)
Kỹ thuật trồng
Đảo đều phân trong hốc, đặt dây chếch 4 – 5, mắt mầm hướng lên trên, lấp đất
chặt chỉ để hở một mắt mầm phía trên, mỗi hốc đặt hai dây. Trồng xong phải tưới nước đủ ẩm ngay cho tới khi cây mọc mầm đều.
Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Sau khi cây mọc mầm và tưới nước đầy đủ (một đến hai lần/ tuần) để cây sinh
trưởng tốt, yêu cầu đồng ruộng luôn sạch cỏ dại. Khi cây mọc cao 15 cm cần cắm dàn bằng những cành nhỏ có nhiều nhánh để cho dây leo. Sau đó cắm cọc cao 1,5 – 1,7 m.
Nếu cây không leo được, cây sẽ bị chậm sinh trưởng ảnh hưởng đến năng suất củ sau này, giàn leo là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu.
Phòng trừ sâu bệnh
Hà thủ ô ít bị sâu bệnh phá hoại. Ở miền đồi núi, Hà thủ ô thường hay bị dế cắn
gốc, có thể bắt bằng cách đổ nước vào hay làm bả bằng cỏ non trộn với thuốc diệt côn trùng đặt trước cửa hang. Ngoài ra cũng có thể bị dệp hại ngọn cây non hoặc bọ cánh cứng hại lá, có thể dùng thuốc trừ mornitor, ofatox phun nồng độ 0,2% hoặc thuốc trừ sâu sinh học… Chế độ luân canh hoặc xen canh
Cây Hà thủ ô có thể luân canh với các cây ngũ cốc hoặc các cây họ đậu, cũng có
thể trồng xen ở các mép luống các cây đậu xanh hoặc đậu tương
thể trồng xen ở các mép luống các cây đậu xanh hoặc đậu tương
+ Thu hoạch, chế biến và bảo quản
Trong điều kiện trồng trọt, chăm bón tốt chỉ sau hai năm trồng Hà thủ ô đã cho
thu hoạch dược liệu, năng suất có thể đạt trên 20 tấn củ tươi/ha. Thường thu hoạch vào cuối mùa thu, đầu mùa đông khi cây đã tàn lụi, đào lấy củ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi đem phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản: Bảo quản dược liệu kín trong bao tải và bao nilon để tránh hút ẩm.
Nguồn : internet
Cách trồng hà thủ ô
Cách trồng hà thủ ô
Thời vụ trồng
- Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
* Phương thức và mật độ trồng
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
+ Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5-2,5 m, còn băng chặt rộng 1-1,5 m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng Hà Thủ Ô trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 60 – 80 Cm.
+ Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây Hà Thủ Ô vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán Keo, tán Quế, Sưa, Sấu, Hòe,... Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng Hà Thủ Ô xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn quả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây Hà Thủ Ô tối thiểu là 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, Bưởi, na…Đảm bảo khoảng cách giữa các cây tối thiểu là 60 đến 80 Cm
- Trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống: Có thể trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trồng Hà Thủ Ô với khoảng cách mật độ là: 50 đến 80 Cm Và Có giàn,rèo cho dây leo. Trường hợp này ta có thể xen canh với những cây công trình làm cây bóng mát mau lớn như : Bàng Đài Loan, Chiêu Liêu, Sấu , Ban tím, Muồng Hoàng Yến, Gáo Vàng.
- Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
* Phương thức và mật độ trồng
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
+ Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5-2,5 m, còn băng chặt rộng 1-1,5 m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng Hà Thủ Ô trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 60 – 80 Cm.
+ Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây Hà Thủ Ô vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán Keo, tán Quế, Sưa, Sấu, Hòe,... Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng Hà Thủ Ô xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn quả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây Hà Thủ Ô tối thiểu là 60 đến 80 Cm.
- Trồng Hà Thủ Ô trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, Bưởi, na…Đảm bảo khoảng cách giữa các cây tối thiểu là 60 đến 80 Cm
- Trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống: Có thể trồng Hà Thủ Ô nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trồng Hà Thủ Ô với khoảng cách mật độ là: 50 đến 80 Cm Và Có giàn,rèo cho dây leo. Trường hợp này ta có thể xen canh với những cây công trình làm cây bóng mát mau lớn như : Bàng Đài Loan, Chiêu Liêu, Sấu , Ban tím, Muồng Hoàng Yến, Gáo Vàng.
Làm đất, bón lót và trồng cây
- Làm đất: Đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 30 xrộng 30 cm.
- Bón lót: Bón lót 2 đến 3kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
- Trồng cây:
Dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ.
Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
Sau trồng khoảng 15 đến 20 ngày cần phải cắm cọc cho Hà Thủ Ô leo lên vì Hà Thủ Ô vươn ngọn rất nhanh.
* Chăm sóc sau trồng
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên.
Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần.
Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.
Chú ý : Không xới cỏ quá sâu, điều chỉnh độ che tán 30-40%
Nguồn : internet
- Làm đất: Đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 30 xrộng 30 cm.
- Bón lót: Bón lót 2 đến 3kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
- Trồng cây:
Dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ.
Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.
Sau trồng khoảng 15 đến 20 ngày cần phải cắm cọc cho Hà Thủ Ô leo lên vì Hà Thủ Ô vươn ngọn rất nhanh.
* Chăm sóc sau trồng
Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên.
Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần.
Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.
Chú ý : Không xới cỏ quá sâu, điều chỉnh độ che tán 30-40%
Nguồn : internet
0 comments